Hiện tượng thấm dột bề mặt sênô, mái, sân
thượng
Hiện tượng
thấm dột thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài
như trần, sênô, mái chéo, sân thượng…
Do vật liệu
thi công có sự co giãn không đồng đều, ngoài ra khí hậu của Việt Nam có
sự chênh lệch lớn giữa các mùa hoặc cũng có thể do quá trình thi công chưa đảm
bảo kỹ thuật… Để xử lý chống thấm những hiện tượng thấm dột tại các công trình,
chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp thi công triệt để cùng các loại vật liệu
áp dụng cho các công trình xây mới hoặc đã qua sử dụng.
1. Sản phẩm
đề nghị:
- Màng chống
thấm dạng khò dán như Boscoseal Torch On (Italia), Elastophene Flam (Pháp),
Glasdan Danosa (Tây Ban Nha)… là màng chống thấm được cấu tạo bởi hợp chất dẻo
nhiệt, thành phần bitum cải tiến, gia cố với hệ thống sợi gia cường Polyester
có tính đàn hồi rất cao và chịu được trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
- Hỗn hợp hai
thành phần như Boscocem Slurry (Australia )
dạng màng dẻo gốc xi măng và polyme có độ đàn hồi cao, bảo vệ bê tông khỏi cabonat và các chất ô nhiễm, tạo
bề mặt cứng và chống mài mòn
- Màng chống
thấm Danosa với các sãn phẩm, loại primer Curidan (lớp lót) và loại Glasdan 30
PE hoặc Glasdan 40 GPE và trải lên trên lớp sỏi bảo vệ, gạch lát hoặc xi măng
đã hoàn thiện.
2. Phương
pháp thi công:
- Màng chống thấm dạng khò dán
·
Vệ sinh công nghiệp bằng máy toàn bộ bề mặt cần
chống thấm
·
Bề mặt phải cứng, sạch, khô và không còn dính
vữa , dầu mỡ hoặc các tạp chất khác
·
Khò nóng bề mặt thi công và dùng đèn khò màng
chống thấm nóng chảy bám chặt vào bề mặt sàn bê tông và chân tường bao quanh
·
Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 50 mm
- Hỗn hợp
chống thấm 2 thành phần gốc xi măng:
·
Vệ sinh công nghiệp bằng máy toàn bộ bề mặt cần
chống thấm
·
Bề mặt phải cứng, sạch, khô và không còn dính
vữa yếu, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác
·
Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được
phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải
dày để quét tạo thành một lớp màng có khả năng co giãn và chống thấm hiệu quả.
·
Thi công hai lớp, lớp thứ nhất cách lớp thứ hai
từ 2 đến 4h
·
Thi công lớp thứ hai theo chiều vuông góc với
lớp thứ nhất
- Màng chống thấm Danosa:
·
Độ dốc tối thiểu 1,5%, hướng về lỗ thu nước (tạo
bằng vữa xi măng hoặc dốc có sẵn)
·
Vệ sinh mặt sàn, trám lỗ thủng nứt
·
Quét sơn lót mặt sàn và chân tường bằng primer
Curidan, chờ cho thật khô trước khi quét lớp sau
·
Đối với lớp chống thấm chính : Sử dụng màng
chống thấm Glasdan 30 PE hoặc Glasdan 40 GPE trải lên toàn bộ sàn, dán dính
bằng đèn khò ga, chồng mí tại mép cuộn 6 cm và tại đầu cuộn 8 cm.
·
Đối với lớp chống thấm chân tường : Cũng sử dụng
loại như trên nhưng cắt thành từng tấm có kích thước : 40 cm x 100 cm, dán toàn
bộ các tấm này theo chân tường bằng đèn khò ga, chồng mí giữa các tấm khoảng
cách 6 cm.
·
Trải lên trên lớp cuối cùng mộ lớp sỏi bảo vệ
hoặc láng vữa và lát gạch men hoàn thiện.
(Theo
Nhà Đẹp kiến trúc)
*
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Võ Sơn Trung
Đại Diện Thương Mại
ICB Trading Co., Ltd
Tel: 090.3636.907
ĐC: 86/7 Bàu Cát 2, P.12, Q.Tân Bình, TPHCM
Email: trungvo@icbvn.com
Đăng nhận xét